​​QUAN HỆ  VIỆT NAM – TÂY BAN NHA:

I. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ
 Việt Nam và Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/5/1977.
 Từ năm 1990, Tây Ban Nha tích cực ủng hộ Việt Nam trong việc bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU.
 Hai bên đã trao đổi một số đoàn cấp cao nhằm tăng cường tiếp xúc và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt, trong chuyến thăm Tây Ban Nha của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 12 năm 2009, hai bên đã thiết lập quan hệ « đối tác chiến lược hướng tới tương lai ».
 Đoàn vào
 7/ 1994  Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển
 02/1996  Bộ trưởng Ngoại giao Carlos Westendorp. 
 11/1997  Mở  Đại Sứ quán tại HN
 9/ 2001 Phó Thủ tướng thứ hai kiêm Bộ trưởng Kinh tế Rodrigo de Rato (dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM-3 tại Hà Nội).
 02/2002  Hoàng hậu Sofía.
 10/2004 Phó Thủ tướng thứ nhất, Bà Maria Tereza Fernandez De la Vega (dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội).
 02/2006  Vua Juan Carlos I và Hoàng hậu Sofía thăm cấp Nhà nước.
 02/2008 Quốc vụ khanh Du lịch và Thương mại kiêm Chủ tịch Viện Ngoại thương Pedro Mejia Gomez.
 01/2009  Bộ Trưởng Giao thông Vận tải Magdalena Alvarez.
 11/2009  Phó Chủ tịch Hiệp hội giới chủ và một số doanh nghiệp.
 3/2010  Đoàn 20 doanh nghiệp vào tìm hiểu cơ hội đầu tư.
 112010  Đoàn 24 doanh nghiệp vào tìm hiểu cơ hội đầu tư.

 Đoàn ra
10/1994  Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.
10/1997   Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên. 
10/2001   Thủ tướng Phan Văn Khải.
6/2002   Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên khai trương Đại sứ quán tại Madrid.
12/2003   Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu. 
5/2008   Bộ trưởng Tài Chính Vũ Văn Ninh.
9/2008   Bộ Trưởng Văn hóa, Thông tin và Truyền thông Hoàng Tuấn Anh.
5/2009   Bí thư Thành uỷ tp HCM Lê Thanh Hải
9/2009   Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên.
12/2009   Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm cấp Nhà nước.
2/2010   Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh.
4/2010   Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng.
5/2010   Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu.
9/2010   Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân.
10/2010   Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú.
11/2010   Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội Vụ.
12/2010   Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông.

II. QUAN HỆ KINH TẾ
Về thương mại: Tây Ban Nha là một trong những nước EU có tốc độ tăng trưởng trao đổi thương mại với ta ở mức cao, đạt 30%/năm trong vài năm qua, cụ thể giai đoạn 2001-2008 như sau: 2001: 205,4 triệu USD; 2002: 245,7 triệu USD; 2003: 313,2 triệu USD; 2004: 406,6 triệu USD; 2005: 470 triệu USD; 2006: 650 triệu USD; 2007: 860 triệu USD và năm 2008: 1 tỷ 160 triệu USD; 2009: 1 tỷ 150 triệu USD ; 9 tháng đầu năm 2010: 915 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha gồm thủy sản, cafe, dệt may và giày dép.
Về đầu tư: Tây Ban Nha có 17 dự án FDI tại Việt Nam với 21 triệu USD vốn FDI đăng ký: lớn nhất là dự án sản xuất men sứ và thuốc màu tại Bà Rịa – Vũng Tàu (3,6 triệu USD); lớn thứ 2 là dự án Sản xuất vật liệu cách nhiệt cao cấp tại Vĩnh Phúc (2,4 triệu USD). 
III. HỢP TÁC PHÁT TRIỂN
Về tổng thể, Việt Nam đã thực hiện được 98 triệu USD trong tổng số 315 triệu USD ODA Tây Ban Nha tại ba Nghị định thư Tài chính. Tháng 2 năm 2008,  hai bên đã ký kết Chương trình hợp tác tài chính lần thứ 4 theo đó Tây Ban Nha cam kết cấp cho Việt Nam khoảng 80 triệu Euro vốn ODA giai đoạn 2008-2010 ưu tiên lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, thông tin liên lạc, quản lý nước và 3 triệu viện trợ không hoàn lại để công ty Tây Ban Nha giúp ta làm hồ sơ các loại của dự án mà hai bên thoả thuận
IV. HỢP TÁC VĂN HOÁ – DU LỊCH- ĐÀO TẠO 
Về văn hoá: tháng 6/2006, hai bên ký Hiệp định Hợp tác Văn hóa, Giáo dục và Khoa học. Từ đó đến này hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như: Những ngày Văn hóa Việt Nam tại TBN tại hai thành phố lớn là Madrid và Barcelona (29/9-10/10/2005); Cử đoàn múa Flamenco vào biểu diễn nhân dịp lễ hội tại Việt Nam. Nhân chuyến thăm Tây Ban Nha của Chủ tịch nước tháng 12/2009, Việt Nam đã tổ chức Những Ngày Việt Nam tại Tây Ban Nha với nhiều hoạt động văn hóa, kinh tế đa dạng.
Về du lịch: thời gian qua, hợp tác trong lĩnh vực này đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Ngành du lịch Việt Nam đã tham gia và tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến như sư kiện phát động thị trường, hội chợ, hội thảo khu vực và quốc tế được tổ chức tại Tây Ban Nha nhân dịp Triển lãm Toàn cầu Expo Razagoza 2008. 
Về giáo dục đào tạo: trong thời gian qua, hợp tác trong lĩnh vực này đã có những bước phát triển, tuy vẫn tập trung chủ yếu vào các hoạt động đào tạo về ngôn ngữ. Năm 2005, Khoa Tây Ban Nha đã được thành lập tại Đại học Hà Nội và nhận được sự hỗ trợ của Tây Ban Nha về cơ sở vật chất, hiện tại có 2 giáo viên Tây Ban Nha tham gia giảng dạy; từ năm 1998-2008, bạn đã cấp 140 học bổng cho Việt Nam (năm 2007: 12; năm 2008: 17 học bổng).

  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​